Cách Sưu Tập

0

Category :

Sưu Tập Mẫu

Mẫu vật được chia làm 3 loại: Dạng Thô ( gồm cả Dạng Tinh Thể), Dạng Mài (gồm cả Dạng Đá Cuội, Dạng Cắt Lát), Dạng Thành Phẩm (gồm cả Dạng Tròn, Dạng Mặt ...).

Đối với Khoáng Vật: người ta quan tâm đặc biệt đến tinh thể kết tinh của khoáng vật. Vì vậy, mẫu sưu tập khoáng vật đòi hỏi cao ở chất lượng tinh thể. Người ta cũng quan tâm đến các hiệu ứng quang học, điện, vật lý ... Vì vậy, tùy theo mà mẫu sưu tập cần thể hiện đặc tính này của khoáng vật. Người ta thường ưu tiên sưu tầm ở dạng thô, khi mà khoáng vật thể hiện rõ nhất hình dạng tinh thể (tinh hệ) của khoáng vật. Người ta cũng đánh giá cao vào độ hiếm của khoáng vật.

Danh Mục Sưu Tập: danh mục khoa học của Dana và Strunz,  hoặc danh mục  hỗn hợp của Wiki ... 

Đối với Thạch Vật: người ta quan tâm đến đặc điểm nhận dạng từng thạch vật, chủ yếu là kết cấu hạt, sự phân bố của các thành phần cấu tạo (khoáng vật, á khoáng, chất hữu cơ ...), cấu trúc của khoáng vật (dạng dãy, dạng hạt, dạng phân tầng, hay hiện tượng biến chất, biểu hiện của trầm tích ...). Người ta thường sưu tập những mẫu thể hiện rõ nhất tính chất phân biệt đã được định danh của thạch vật. Do đó, người ta thường sưu tầm ở Dạng Mài vì nó thể hiện rõ nhất cấu trúc cũng như cách phân bố riêng biệt của từng loại thạch vật. Người ta cũng đánh giá cao độ đa dạng của thạch vật.

Danh Mục Sưu Tập: hoặc theo danh mục thông dụng của Wiki, hoặc theo danh mục khác tùy mục tiêu ...

Đối với Ngọc: người ta quan tâm đến độ thẩm mỹ cao của ngọc, chủ yếu là các hiệu ứng ánh sáng quang học hay màu sắc, độ trong,.. Vì vậy, người ta thường sưu tập những dạng thành phẩm, khi mà tính chất đặc sắc nhất của ngọc đã được tính toán kỹ để phô diễn trong sản phẩm. Người ta thường chú ý đến sự phối hợp các yếu tố để đạt độ đẹp hoàn mỹ của sản phẩm hơn là những tính chất lý hóa khác.

Danh Mục Sưu Tập: có nhiều sự chọn lựa,  sưu tập theo bảng  danh mục Ngọc cá nhân, hoặc sưu tập theo danh mục của Wiki.


Chú ý: cùng một mẫu vật có thể được xem là mẫu của khoáng vật, mẫu của đá, hay của ngọc.

---------------------------------------------------------------------------

Ví Dụ: 

Sinh động nhất là Lapis Lazuli . 

Định Danh: Mẫu vật Lapis Lazuli có thể xem là mẫu vật Ngọc (có tên định danh là Lapis Lazuli), cũng có thể coi là một mẫu Đá (có tên định danh là Lapis Lazuli hoặt Sodalite), cũng có thể coi là mẫu Khoáng Vật (có tên định danh là Sodalite).t


Vật Mẫu: Lapis Lazuli có thể trưng bày ở Dạng Thô, Dạng Tinh Thể, Dạng Sỏi, Dạng Lát Cắt, Dạng Mài Phẳng, Dạng Thành Phẩm.


Dạng Thô





Dạng Tinh Thể




Dạng Sỏi




Dạng Lát Cắt




Dạng Mài Phẳng (Mài Pyramit)



Dạng Thành Phẩm






--------------------------------------------------------------------

Bàn về cách dạng mẫu sưu tập

1. Dạng Mẫu Tinh Thể Đơn:

Là dạng mẫu chỉ dành riêng cho khoáng vật (hoặc Đá cùng loại của Khoáng, hoặc Ngọc cùng tên loại của Khoáng). Và thường chỉ dành cho các tinh thể có kích thước lớn.

Dạng mẫu này chỉ gồm các tinh thể khoáng vật độc lập, không xen lẫn các tinh thể khoáng vật khác. Tinh thể càng toàn vẹn, càng to, màu sắc càng thuần thì giá trị mẫu vật càng cao.

2. Dạng Mẫu Tinh Thể Song Hành:

Là dạng mẫu chỉ dành riêng cho khoáng vật (hoặc Đá cùng loại của Khoáng, hoặc Ngọc cùng tên loại của Khoáng).

Dạng mẫu này chỉ gồm 2 đến 4 loại tinh thể khoáng độc lập, mọc chùm lên nhau. Tinh thể rõ ràng, kích thước to, phân biệt tốt thì giá trị mẫu vật càng cao.

3. Dạng Mẫu Tinh Thể Mọc Nấm:

Là dạng mẫu chỉ dành riêng cho khoáng vật (hoặc Đá cùng loại của Khoáng, hoặc Ngọc cùng tên loại của Khoáng).

Dạng mẫu này có đặc điểm là một hay nhiều loại tinh thể mọc trên một nền đá. Nếu trên nền đá mọc ra một hay nhiều loại tinh thể xen kẽ nhau thì đó là loại Tinh thể song hành mọc nấm.

4. Dạng Mẫu Thô:

Là dạng mẫu chung dành cho cả khoáng, đá và ngọc.

Dạng mẫu này là dạng trong đó một khoáng vật hay ngọc bị trộn lẫn cùng những loại đá, khoáng vật khác. Dạng mẫu này có thể ở dạng một khoáng vật duy nhất nhưng đó là một phần của tinh thể không hoàng chỉnh. Mẫu Thô nếu được mài nhẵn thì được gọi là Dạng Mẫu Đá Cuội.

4. Dạng Mẫu Đá Cuội (Sỏi):

Là dạng mẫu chung dành cho cả khoáng, đá và ngọc.

Dạng mẫu này có thể là sa khoáng (được nước bào mòn). Mục đích của dạng này là thể hiện được đường nét vân và kết cấu của đá. Mẫu được mài tròn cũng thường được xếp vào nhóm này.

3. Dạng Mẫu Lát Cắt:

Là dạng mẫu chung dành cho cả đá và ngọc.

Dạng mẫu này là dạng mẫu thô được cắt phẳng thể hiện đường vân và kết cấu của đá.  Mẫu mài phẳng thường được xếp vào nhóm này.

5. Dạng Mẫu Mài Khối

 Là dạng mẫu chung dành cho đá và ngọc.

Dạng mẫu này là dạng mẫu được mài thành sản phẩm có hình dạng chuẩn mực nhất định. Mục tiêu của mẫu này là phô bày vẻ đẹp về vân đá cũng như màu sắc, hiệu ứng quang học có thể có của sản phẩm. Dạng mẫu này được gia công thành khối tròn bi có thể xếp vào Mẫu Đá Cuội, nếu mài thành khối có mặt phẳng có thể xếp vào loại Mẫu Lát Cắt.

6. Dạng Mẫu Mài